Nhận định Leeds United vs Tottenham (18g30 đêm nay 8.5): Hậu Mourinho tươi sáng
Mỹ nhập khẩu khoảng 1/4 lượng thép từ các nước láng giềng Mexico và Canada hoặc các đồng minh ở nước ngoài như Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Canada và Mexico chiếm gần 40% tổng lượng thép nhập khẩu vào Mỹ vào năm 2024. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Mỹ, 6,6 triệu tấn sản phẩm thép được nhập khẩu từ Canada và 3,5 triệu tấn từ Mexico. Brazil là nguồn cung cấp thép lớn thứ hai cho Mỹ trong năm ngoái.Mặc dù Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, nhưng xuất khẩu đến Mỹ rất ít. Phần lớn thép từ Trung Quốc đã bị loại khỏi thị trường Mỹ sau khi Washington áp mức thuế 25% vào năm 2018.Khoảng một nửa lượng nhôm được sử dụng tại Mỹ là nhập khẩu, phần lớn đến từ Canada. Theo Bộ Thương mại Mỹ, lượng nhôm nhập khẩu từ Canada năm ngoái là 3,2 triệu tấn, gấp đôi tổng lượng nhập khẩu từ chín quốc gia tiếp theo cộng lại.Các nguồn nhập khẩu lớn tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với khoảng 347.000 tấn và Trung Quốc với khoảng 223.000 tấn. Ngành công nghiệp luyện nhôm của Mỹ khá nhỏ so với tiêu chuẩn toàn cầu.Theo khảo sát địa chất Mỹ, tổng công suất luyện nhôm trong nước chỉ chiếm 1,7% tổng công suất toàn cầu.VinFast VF e34 xếp hạng 4 sao an toàn theo chuẩn ASEAN NCAP
Trong bối cảnh thị trường nói chung và hoạt động sản xuất, đầu tư nói riêng còn nhiều biến động, vấn đề ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp luôn là sự ổn định về tài chính, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Bước sang năm 2025, không ít thương hiệu, tổ chức cần chuẩn bị sẵn sàng dòng tiền để bắt kịp các cơ hội kinh doanh ngày càng rộng mở.Là thành phần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn là Khách hàng chiến lược của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) nói riêng. Liên tục nghiên cứu và "thiết kế" nhiều chính sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu của SMEs trong từng giai đoạn, BAC A BANK luôn trong tâm thế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, bắt kịp sự chuyển đổi của thị trường, mới đây nhất có thể kể tới ưu đãi tín dụng "Tiếp sức vốn vay - Cơ hội trao tay".Được triển khai từ nay tới ngày 31.12.2025, Chương trình "Tiếp sức vốn vay - Cơ hội trao tay" có hạn mức đến 3.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội bổ sung vốn lưu động trong ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, danh mục sản phẩm dịch vụ được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ chương trình bao gồm: Sản phẩm cấp tín dụng cho Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Sản phẩm và chính sách cấp tín dụng cho Khách hàng Doanh nghiệp thi công xây lắp và Sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng cho nhà sản xuất.Với mức lãi suất cho vay chỉ từ 5%/năm và được đánh giá là rất hấp dẫn; một lần nữa khẳng định nỗ lực của BAC A BANK trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, vì lợi ích và sự thịnh vượng của doanh nghiệp.Hơn nữa, BAC A BANK cam kết tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm lên tới 100%, giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tối ưu hóa dòng tiền. Với mạng lưới điểm giao dịch rộng hầu hết khắp 46 tỉnh thành trên cả nước, quy trình thủ tục cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng, BAC A BANK giúp các khách hàng doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí, từ đó mở rộng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.Song song với nguồn tín dụng ưu đãi, khách hàng doanh nghiệp của BAC A BANK còn được hưởng lợi từ hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, được tư vấn các giải pháp tài chính toàn diện, phù hợp với nhu cầu và thực tế đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương đến dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và mua bán ngoại tệ…Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập website: www.baca-bank.vn, hoặc liên hệ Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1800 588 828 hoặc hệ thống Chi nhánh/ Phòng giao dịch toàn quốc của BAC A BANK.
Nam Định: Bị phạt vì đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Trưa nay Nam bộ mưa rất to, riêng TP.HCM sấm nhiều mưa ít
Giá heo hơi sau thời gian tăng nóng đã có dấu hiệu chững lại trong tuần qua và tiếp tục duy trì trạng thái đi ngang trong ngày đầu tuần. Tại thị trường các tỉnh, thành phía bắc, giá heo hơi duy trì giao dịch trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội là địa phương duy nhất giao dịch với giá 69.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.Tai khu vực miền Trung - Tây nguyên, heo hơi cũng đứng giá trong khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hoà vẫn là những địa phương có giá thu mua thấp nhất với 65.000 đồng/kg. Thị trường heo hơi miền Nam không ghi nhận sự điều chỉnh giá, thu mua trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg. Theo đó, Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh là những địa phương thu mua thấp nhất, với 64.000 đồng/kg. Những địa phương khác trong khu vực mua bán chênh lệch tại các mức 65.000 - 68.000 đồng/kg.Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Heo hơi khó vượt mốc 70.000 đồng/kg bởi các doanh nghiệp lớn sẽ có những điều chỉnh để kiềm giá, tránh tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Nhiều người dự báo giá heo hơi sẽ tăng đến 80.000 đồng/kg như thời điểm cách đây 4 năm, nhưng theo tôi thì khó có khả năng này xảy ra, bởi nguồn cung trong nước vẫn còn dồi dào. Bên cạnh đó còn có thịt nhập khẩu. Hiện nay, chênh lệch giá heo hơi trong nước và các nước khác trong khu vực khá lớn. Cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát nhập lậu, nhưng với lợi nhuận hấp dẫn, các thương lái sẽ tìm nhiều cách để đưa heo sống vào tiêu thụ nội địa". Trên thị trường bán lẻ, giá thịt heo vẫn đang khá cao. Từ hôm nay 30.12, giá các mặt hàng thịt heo bình ổn thị trường được điều chỉnh tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, giá thịt heo bình ổn (sau khi điều chỉnh) như sau: nạc vai, đùi từ 162.000 đồng/kg tăng lên 166.000 đồng/kg, cốt lết từ 142.000 đồng/kg tăng lên 147.000 đồng/kg. Thịt heo đùi từ 122.000 đồng/kg tăng lên 125.000 đồng/kg, thịt vai từ 138.000 đồng/kg tăng lên 144.000 đồng/kg… Mức giá này vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5 - 25%.